Kìm Bấm Cos Knipex – Lựa chọn đúng sản phẩm

Knipex là một trong những nhà sản xuất kìm bấm cos hàng đầu thế giới. Hãng có khoảng 60 mã kìm và hàng trăm ngàm ép cos rời khác nhau: từ ép cos điện thông dụng cho đến kìm bấm cos chuyên ngành như kìm bấm cos quang MC 3 hay MC 4, bấm cos Molex hay Turned contacts. Bài viết này giới thiệu cách chọn kìm bấm cos đúng và phù hợp trong điện dân dụng và sử dụng gia đình.

Để chọn kìm đúng, trước hết ta phải xác định được loại đầu cos. Ngoại hình của hai chiếc kìm giống nhau không có nghĩa là chúng bấm được 1 loại đầu cos. Khác biệt của chúng nằm ở bộ ngàm. Ngàm nào bấm cos ấy. Vì vậy, xác định đầu cos là bước quan trọng.

Để chọn loại kìm phù hợp, quí khách hàng có thể tham khảo bằng cách chọn loại đầu cos tại https://g7tools.com/bam-cos

1. Kìm Bấm Cos Pin Rỗng (Wire Ferrules)

Cos pin rỗng là loại trực tiếp cắm vào tủ bảng điện, không cần bắt vít. Ngàm kìm ép cos sẽ bấm lên phần kim loại. Tuyệt đối không bấm lên phần đuôi nhựa vì có thể làm hỏng kìm.

Việc tiếp theo nên làm là chọn cấu hình cos. Cấu hình cos là hình thù của đầu cos sau khi bấm. Tùy vào tủ bảng điện mà ta chọn loại phù hợp. Thông dụng nhất là các cấu hình: hình vuông, hình lục giác và hình thang, hình võng.

  • Cấu hình cos vuông

Đại diện cho Cấu hình cos vuông là mã kìm Knipex 97 53 04. Trong tiết diện 0.08-16.0 mm², chúng ta chỉ cần đưa cos vào ngàm ép, kìm sẽ tự động căn chỉnh. Lưu ý rằng dây điện và đầu cos phải phù hợp thì cấu hình cos vuông mới đẹp đẽ và thẩm mỹ. Nếu cos quá to và dây quá nhỏ, cos sau khi bấm sẽ bị méo.

  • Cấu hình cos Lục Giác

Knipex có 2 mã kìm cho ra cấu hình lục giác là 97 53 14 và 97 55 14. Thật ra chúng chỉ khác nhau về lớp mạ. Một chiếc là mạ đen và chiếc kia là mạ chrome để hạn chế gỉ sét. Nếu hình vuông bấm được tiệt diện 0.08-16.0 mm², cấu hình lục giác bấm được 0.08-10 mm² mà thôi.

  • Cấu hình cos Hình Thang, Hình Võng

Loại cấu hình này được tìm thấy nhiều hơn ở kiểu kìm thiết kế truyền thống hoặc đa năng. Chúng có giá cạnh tranh hơn loại cấu hình vuông hay lục giác. Tuy vậy, như đã nói trên tùy vào khe cắm của tủ bảng hay nhu cầu để chọn loại cấu hình phù hợp.

Kìm Bấm Cos Nối Chân Nhựa Knipex (cable connector, insulated)

 

2. Kìm Bấm Cos Nối Chân Nhựa Knipex (cable connector, eye type, insulated)

Là loại cos cách điện kết nối với tủ bảng điện bằng cách siết ốc. Ngàm ép cos sẽ bấm trực tiếp lên phần nhựa. Kìm bấm cos nối chân nhựa có ngàm đốm 3 màu, tương ứng 3 loại tiết diện khác nhau: màu đỏ (0.5 - 1 mm²), màu xanh (1.5 – 2.5 mm²), và màu vàng (4 - 6 mm²). Đây là màu qui chuẩn theo tiêu chuẩn ISO DIN 46237.

3. Kìm Bấm Cos Nối Chân Thép Knipex (Non-insulated solderless terminals)

Là loại cos không cách điện kết nối với tủ bảng điện bằng cách siết ốc. Ngàm ép cos sẽ bấm trực tiếp lên phần chân thép. Đối với kìm ép cos chân thép, tiết diện ngàm 0.5-10 mm² là phổ biến. Trong trường hợp chuyên bấm cos nhỏ, khách hàng cần tìm loại ngàm 0.25 – 2.5 mm² để bấm đẹp hơn.

G7 Tools - Nhà nhập khẩu Knipex tại Việt Nam

Để chọn kìm bấm cos, vui lòng vào trang web tại KÌM BẤM COS để chọn loại thích hợp. Việc đầu tiên là phân loại đầu cos, sau đó nhấp chuột để tìm loại kìm phù hợp. Trong trường hợp không tìm thấy mã cần tìm, vui lòng liên hệ G7 Tools tại:

  • Công ty TNHH G7 Tools
  • Shop bán hàng tại: 182/22 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hotline: 0981 222 034
  • Email: nancy.phung@g7tools.com
Viết bình luận của bạn